21:35 05/02/2020
Tóm tắt: Để ngăn chặn bị can, bị cáo có thể tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thìcáccơ quan tiến hành tố tụng cần phải áp dụng biện pháp tạm giam trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên,trong thực tế áp dụng biện pháp tạm giam còn có nhiều vướng mắc, bất cập dẫn tới có nhiều trường hợp bị can, bị cáo nếu không tạm giam cũng không tiếp tục phạm tội, cản trở hoạt động tố tụng như trường hợp hành vi phạm tội rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội tự thú, thành khẩn khai nhận, ăn năn, hối cải, đã bồi thường khắc phục hậu quả…, nhưng vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam.