Hành vi của N có phạm tội hay không?

Thứ hai - 10/06/2019 00:55 2.998 0

Hành vi của N có phạm tội hay không?

Nội dung vụ việc như sau:
Do quen biết bạn bè với nhau nên vào ngày 12 tháng 9 năm 2011 bà Nguyễn Thị H thỏa thuận sang 04 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ bà H sang cho bà Trần Thị Tuyết N nhằm mục đích để cho bà N đi vay tiền ngân hàng dùm cho bà H với số tiền 500.000.000 đồng (việc thỏa thuận này có lập bằng văn bản với nội dung bà H sang sổ đỏ cho bà N nhằm để bà N đi vay tiền Ngân hàng dùm bà H). Ngoài ra việc thỏa thuận này còn có một số người khác cùng biết nữa là bà Lê Thị M; Trần Thị L; Đinh Công T.

Đến ngày 20 tháng 10 năm 2011 bà Trần Thị Tuyết N mang 04 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (do bà H sang tên cho N) đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh tỉnh Bình Phước để thế chấp vay số tiền 500.000.000 đồng. Tuy nhiên sau khi được Ngân hàng giải ngân khoản vay trên thì Trần Thị Tuyết N không đưa tiền lại cho bà Nguyễn Thị H như đã thỏa thuận và đã đi khỏi địa phương.
Như vậy hành vi của Trần Thị Tuyết N có phạm tội hay không? Nếu có thì là tội gì?
Đối với nội dung vụ việc nêu trên hiện nay có 02 quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm thứ 1: Hành vi của Trần Thị Tuyết N không phạm tội hình sự mà đó chỉ là thỏa thuận giao dịch dân sự. Vì cho rằng việc bà Nguyễn Thị H thỏa thuận sang sổ đỏ và nhờ bà N đi vay tiền đều là sự tự thỏa thuận. Mặt khác giao dịch giữa Ngân hàng với N là hợp pháp nên hành vi của N không phạm tội. Nếu N không đưa tiền cho bà H thì chỉ là vi phạm thỏa thuận. Vì vậy muốn bảo vệ quyền lợi thì bà H khởi kiện bà N ra tòa án để giải quyết.
Quan điểm thứ hai: Cho rằng hành vi của Trần Thị Tuyết N đã phạm vào tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999.
Theo quan điểm cá nhân tác giả căn cứ vào nội dung vụ án có thế thấy hành vi của Trần Thị Tuyết N đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139; 140 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Bởi các căn cứ sau:
Thứ nhất, thời điểm phát sinh trách nhiệm hình sự bắt đầu từ khi Trần Thị Tuyết N nhận được tiền từ Ngân hàng mà không giao lại cho bà Nguyễn Thị H như đã thỏa thuận ban đầu. Vì ngay từ ban đầu bà H và N thỏa thuận sang tên sổ đỏ sang cho N và nhờ N đi vay tiền từ Ngân hàng (có lập bằng văn bản và có nhiều người chứng kiến, hay biết sự thỏa thuận này (bà M, L, ông T)).
Thứ hai, hành vi của Trần Thị Tuyết N ngay sau khi lấy được tiền từ Ngân hàng thì N đã đi khỏi địa phương. Điều này có thể chứng minh rằng N có ý thức chiếm đoạt tiền của bà N và đã thỏa mãn dấu hiệu đặc trưng của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009): “a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”.
Thứ ba, việc xác định ai là bị hại trong vụ án này cũng là yếu tố then chốt, quan trọng để xác định cụ thể mối quan hệ cũng như trách nhiệm cụ thể. Trong trường hợp này nếu đến hạn thanh toán mà Trần Thị Tuyết N không trả cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ khởi kiện sau đó sẽ phát mãi tài sản đã thế chấp để thu lại tiền. Tuy nhiên trên thực tế bà Nguyễn Thị H đang canh tác, quản lý và thu hoa lợi trên diện tích đất này. Vì vậy người bị thiệt hại cuối cùng chính là bà H chứ không phải là Ngân hàng. Chính hành vi của N đã gây thiệt hại cho bà H.
Từ các căn cứ nêu trên thấy rằng hành vi của Trần Thị Tuyết N đã phạm tội hình sự. Quá trình điều tra chứng minh được ý thức N nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản từ thời điểm nào sẽ áp dụng pháp luật cho phù hợp.
Nếu N nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền trước khi thỏa thuận thì hành vi của N sẽ phạm vào tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Nếu chứng minh N nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền sau khi nhận được tiền từ Ngân hàng rồi bỏ trốn thì hành vi của N phạm vào tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả vì vậy trong thời gian sắp tới mong nhận được nhiều ý kiến của các đồng chí nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Vì do hiện nay vụ việc có nhiều quan điểm khác nhau, trái chiều và chưa có kết luận chính thống.

Tác giả bài viết: Thanh Tuấn

Nguồn tin: VKSND huyện Bù Đăng

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vksbinhphuoc.gov.vn/ là vi phạm bản quyền và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
qlvb
hdks
llv
lgo vkstoi cao
Hoàng Kim Panelbanner kiemsat2vks1
tvpl
bvpl
toa an
cong an tinh
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay15,228
  • Tháng hiện tại259,797
  • Tổng lượt truy cập13,806,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây