Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 47-KH/ĐUK ngày 30/3/2017 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; nghị quyết của Đảng ủy cơ sở Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Bình Phước về “học tập chuyên đề năm 2017 - Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Nhằm phát huy hơn nữa chất lượng Thực hành quyền công tố và kỹ năng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự. Trong thời gian qua hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa của Kiểm sát viên phòng 1 không ngừng được hoàn thiện, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng tại phiên tòa, dẫn đến chất lượng áp dụng pháp luật còn hạn chế, thể hiện ở một số tồn tại như:
+Khi tranh tụng với luật sư, một số Kiểm sát viên thực hiện kỹ năng tranh tụng chưa thuyết phục, còn né tránh, có tâm lý e ngại tranh luận. Trong một số phiên tòa, khi luật sư đưa ra ý kiến phản bác những chứng cứ buộc tội của Kiểm sát viên, Kiểm sát viên đã không đưa ra lời lẽ đối đáp, cuối cùng chỉ nói rằng, Viện kiểm sát “giữ nguyên quan điểm như bản cáo trạng” mà không giải thích!
+Trong quá trình tranh luận, một số Kiểm sát viên và Luật sư còn thiếu bình tĩnh trước những tình huống diễn ra tại phiên tòa, nóng nảy khi phát ngôn dẫn đến sử dụng các ngôn từ pháp lý thiếu chuẩn xác, viện dẫn pháp luật còn chung chung, hiệu quả tranh tụng không cao, thiếu tính thuyết phục đối với Hội đồng xét xử và những người dự xử tại phiên tòa.
- Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do các Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa thiếu sự chuẩn bị, rèn luyện kỹ năng tranh tụng với người bào chữa, kỹ năng khi trình bày bản luận tội, cách diễn đạt, đối đáp thiếu tự tin, lúng túng khi tranh tụng.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt còn yếu kém trong hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên tòa của Kiểm sát viên . Chi bộ 2 đã chọn chuyên đề học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về “luôn có phương pháp ứng xử văn hóa khéo léo, mềm mỏng, hiệu quả các tình huống giao tiếp…” để triển khai tại chi bộ.
Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh thể hiện rõ qua các bài nói, bài viết trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đó là cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, chân thực, ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Tùy vào mỗi hoàn cảnh, mục đích, đối tượng để Người tìm cách nói, cách viết cho đúng chủ đề, cho phù hợp với từng đối tượng, nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Khi nói, viết về một vấn đề gì cho một đối tượng cụ thể, Hồ Chí Minh luôn phản ảnh đúng sự thật, bảo đảm tính chính xác, tính chân thực của các sự kiện, vấn đề mà Người nêu ra. Theo Hồ Chí Minh, ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung, thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều, lời ít, không có lời thừa, chữ thừa, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích và đều rất trong trong sáng về ý tưởng, văn phong và giản dị trong cách trình bày, thể hiện, rất dễ hiểu đối với người nghe, người đọc.
Xác định việc học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và xét xử tại phiên toà. Chi bộ 2 đã thống nhất ban hành Nghị quyết chuyên đề “học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về “luôn có phương pháp ứng xử văn hóa khéo léo, mềm mỏng, hiệu quả các tình huống giao tiếp…’ . Nội dung chuyên đề yêu cầu: Khi xét hỏi, Kiểm sát viên đặt được câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm và câu hỏi đưa ra phải phù hợp với đối tượng được hỏi nếu không sẽ không thể thu nhận được thông tin như mong muốn, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả tham gia tranh tụng không cao; khi tranh luận tại phiên tòa đòi hỏi Kiểm sát viên phải có khả năng sử dụng ngôn từ thật sự đơn giản, tự nhiên, trong sáng, lưu loát, dễ hiểu, tránh sử dụng lời lẽ đao to, búa lớn hay lời lẽ mang tính mạt sát còn tạo ra sự phản cảm đối với Hội đồng xét xử và người nghe. Đồng thời, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe mới có thể phát hiện những sơ hởi, thiếu sót trong việc bảo vệ các luận cứ bào chữa của Luật sư, người bào chữa, bị cáo để phản bác một cách hiệu quả, thuyết phục Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa. Thông qua việc chú ý lắng nghe còn giúp cho Kiểm sát viên phát hiện những nội dung mà bị cáo, người tham gia tố tụng trình bày dài dòng, không liên quan đến vụ án để đề xuất với Chủ tọa phiên tòa cắt những lời trình bày này; khi viết luận tội: phải có cách hành văn rõ ràng mạch lạc với những câu văn khúc triết, tường minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố tại phiên tòa và đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Bên cạnh đó Nghị quyết cũng đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đó là: Từ ngày 26- 30 tháng 6 năm 2017 đồng chí Bí thư Chi bộ có trách nhiệm triển khai tới 100% đảng viên Nghị quyết chuyên đề này. Các đảng viên có trách nhiệm tiếp thu và tự đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế để đưa ra phương hướng khắc phục, kế thừa, phát huy những nét đặc sắc trong phong cách ứng xử của Bác có ý nghĩa cho công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự nói chung và trong tranh tụng nói riêng. Đồng thời Nghị quyết chuyên đề cũng đặt ra những nhiệm vụ giải pháp:
Một là, phảinhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của Chi bộ đảng, đảng viên trong việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyếtchuyên đề: - Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc trong chi bộ, đảng viên, về những quan điểm chỉ đạo trong Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 22-3-2017 của Tỉnh ủy Bình Phước và Kế hoạch số 47-KH/ĐUK ngày 30-3-2017 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về học tập chuyên đề năm 2017 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
- Phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xuất phát từ quan điểm của Đảng ta về chiến lược cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý.
- Trong quá trình triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2017, các đảng viên phải liên hệ những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại đã được chỉ ra trong kiểm điểm cuối năm 2016 gắn với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
- Tiếp theo Nghị quyếtchuyên đề chi bộ thống nhất trongsinh hoạt chi bộ tháng 7, 8, 9, 10, 11 và 12 năm 2017 với nội dung là Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về: “nói đi đôi với làm, đi vào lòng người”, “nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm”, “ứng xử luôn gần gũi, cởi mở, tế nhị, chu đáo với tất cả mọi người”, “ứng xử luôn chứa đựng tình cảm chân thành, khoan dung, độ lượng” và “học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về sống thanh cao, trong sạch, giảm dị”. Mỗi một nội dung của chuyên đề chi bộ sẽ giao cho từng đảng viên chủ trì sinh hoạt có liên hệ đến bản thân sau đó các đảng viên thảo luận, liên hệ với bản thân cùng góp ý với nội dung liên hệ của đảng viên chủ trì sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt đồng chí Bí thư chi bộ sẽ tổng hợp kết luận đưa vào nghị quyết của tháng.
Hai là,đẩy mạnh việc tự kiểm tra và giám sát việc thực hiện Nghị quyết chuyên đề:
- Chi bộ tiến hành giám sát từng đảng viên thực hiện trong sinh hoạt hàng tháng tại chi bộ:
- Trước sinh hoạt định kỳ củachi bộ năm ngày, chi bộ có báo cáo Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước để tiến hành xem xét giám sát việc sinh hoạt của chi bộ.
- Đưa việc lãnh đạo, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung tự kiểm tra, giám sát hàng năm của các chi bộ.
Để tổ chức thực hiện Nghị quyết chuyên đề được hiệu quả chi bộ đã giao trách nhiệm cho đồng chí Bí thư chi bộ tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết chuyên đề này đến toàn thể đảng viên, công chức đơn vị; cung cấp tài liệu sinh hoạt, ban hành chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo đạt chất lượng và hiệu quả thiết thực. Định kỳ (tháng, quý, năm), có báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về Đảng uỷ cơ sở theo quy định; đồng chí Phó Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi bộ phối hợp với lãnh đạo đơn vị triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết này; đối vớicác đồng chí đảng viên được phân công chủ trì buổi sinh hoạt theo nội dung chuyên đề của những tháng tiếp theo, chịu trách nhiệm trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết; đảm bảo về tiến độ và chất lượng của kết quả thực hiện Nghị quyết chuyên đề, báo cáo những khó khăn (nếu có) về chi bộ để kịp thời chỉ đạo./.