Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước áp dụng thống nhất chế độ hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát

Thứ ba - 07/06/2016 03:16 3.213 0

Tiến sĩ Lê Đức Xuân

Tiến sĩ Lê Đức Xuân
Ngày 07/6/2016, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo toàn ngành kiểm sát tỉnh Bình Phước nghiêm túc áp dụng thống nhất chế độ hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định số 109/QĐ-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng chí yêu cầu yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện thị xã, trưởng các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh từ ngày 07/6/2016 khi xây dựng hồ sơ kiểm sát phải thực hiện việc đăng ký, vào sổ, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định tại Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ ngành Kiểm sát nhân dân. Giao cho Bộ phận thống kê tội phạm Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và báo cáo lãnh đạo Viện về việc thực hiện chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp.

Tỉnh ủy viên, Tiến sĩ luật học, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước Lê Đức Xuân
 


Quy định về chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 109) có 3 chương, 15 điều, gồm những quy định chung, quy định về công tác hồ sơ nghiệp vụ và điều khoản thi hành.
Theo đó, hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát là tập hợp thông tin, tài liệu phản ánh về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và các hoạt động khác thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Ngành; được lập, đăng ký, quản lý, sắp sếp theo quy định thống nhất. Công tác hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát là các hoạt động thu thập, đăng ký, lưu trữ, khai thác thông tin, tài liệu phản ánh tình hình, kết quả công tác. Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát được quản lý, sử dụng và bảo vệ tuyệt đối an toàn, bí mật từ khi thu thập cho đến khi tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát gồm có 19 loại, được lập trong các khâu công tác thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, hồ sơ kiểm tra, thanh tra, hồ sơ thanh quyết toán phản ánh quá trình sử dụng ngân sách nhà nước và hồ sơ chuyên đề nghiệp vụ về một lĩnh vực công tác, một kế hoạch công tác cụ thể.
Thủ trưởng các đơn vị trong ngành là người quyết định việc lập và việc kết thúc hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát; công chức, viên chức được Thủ trưởng đơn vị giao nhiệm vụ lập hồ sơ có trách nhiệm thu thập tài liệu để làm căn cứ lập hồ sơ, soạn thảo và trình ký quyết định lập hồ sơ, ghi trích yêu trên bìa hồ sơ. Khi kết thúc hồ sơ, công chức, viên chức quản lý hồ sơ phải đánh số thứ tự tài liệu có trong hồ sơ, thống kê tài liệu, định thời hạn bảo quản hồ sơ, soạn thảo và trình ký quyết định kết thúc hồ sơ, thực hiện nộp lưu tại bộ phận lưu trữ. Hồ sơ do đơn vị nào lập hoặc nhận bàn giao thì đơn vị đó lưu trữ.
Quyết định 109/QĐ-VKSTC của Viện trưởng VKSNDTC cũng quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị và công chức, viên chức trong việc thực hiện chế độ hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát; coi đó là một tiêu chuẩn, căn cứ để xem xét, quyết định việc đánh giá kết quả công tác, xét bổ nhiệm, nâng lương, thi đua khen thưởng. Nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ phải bị xử lý, kỷ luật theo quy định.

Tác giả bài viết: Cao Nam

Nguồn tin: Đảng bộ cơ sở VKSND tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây