Viện KSND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính

Thứ hai - 15/04/2019 23:46 1.678 0

hình hội nghị

hình hội nghị
Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính (gọi tắt là án dân sự) được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu VKSND tỉnh kết nối tới 10 điểm cầu VKSND cấp huyện.
Dự và chỉ đạo hội nghị có Đồng chí Nguyễn Quốc Hân – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh, Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Phòng 9 và lãnh đạo, kiểm sát viên làm công tác dân sự của Viện KSND huyện Đồng Phú, tại điểm cầu trung tâm ở Viện KSND tỉnh; đại diện Lãnh đạo phụ trách, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên làm công tác kiểm sát giải quyết án dân sự Viện KSND các huyện, thị xã, thành phố (dự tại điểm cầu của đơn vị).
Tại Hội nghị, đồng chí Bùi Văn Thi - Trưởng Phòng 9 và đồng chí Nguyễn Thanh Mến - Phó trưởng Phòng 9 đã triển khai 02 chuyên đề, gồm: “Nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm”“Một số vi phạm phổ biến của cấp sơ thẩm, kinh nghiệm phát hiện bản án, quyết định vi phạm để kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị; giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm”.
Thông qua chuyên đề “Nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm”, đồng chí Bùi Văn Thi - Trưởng Phòng 9 đã đánh giá thực trạng chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đưa ra một số thiếu sót thường gặp trong các Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm. Trong đó, chú trọng đến các nhóm giải pháp như đổi mới, nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và công tác phối hợp trong hoạt động kiểm sát giải quyết án dân sự; Kiểm sát viên cần phải có ý thức tự đào tạo, tự học hỏi để nắm chắc các quy định của Bộ luật dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan; nâng cao kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; trích cứu hồ sơ đầy đủ; nắm chắc các vấn đề về tố tụng cũng như dự kiến được các tình huống phát sinh tại phiên tòa ... để xử lý cho phù hợp, đúng quy định.
Đối với chuyên đề “Một số vi phạm phổ biến của cấp sơ thẩm, kinh nghiệm phát hiện bản án, quyết định vi phạm để kháng nghị phúc thẩm, kiến nghị; giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm”. Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Mến - Phó trưởng Phòng 9 đã đánh giá được tình hình tranh chấp và thực trạng kiểm sát giải quyết sơ thẩm án dân sự từ khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực cho tới nay. Đưa ra một số dạng vi phạm của cấp sơ thẩm dẫn đến án bị hủy, sửa như: không đưa hoặc đưa không đầy đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án vào tham gia tố tụng; xác định sai tư cách của người liên quan và người làm chứng; giải quyết vượt quá hoặc không hết yêu cầu của đường sự; không thụ lý đơn phản tố hoặc yêu cầu độc lập khi đương sự có yêu cầu; thu thập chứng cứ không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan; xét xử vắng mặt đường sự không đúng quy định; tuyên án không rõ ràng, khó thi hành; áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án không đúng … Từ đó đưa ra một số phương pháp, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm. Đi kèm mỗi phương pháp kỹ năng còn có những ví dụ minh họa rất cụ thể, dễ hiểu. Chuyên đề cũng đã đúc kết một số kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị phúc thẩm như: xác định kháng nghị, kiến nghị là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của khâu công tác kiểm sát án dân sự; tăng cường theo dõi việc Tòa án cùng cấp thụ lý và thường xuyên đối chiếu kết quả giải quyết của Tòa án cùng cấp; việc kiểm sát phải được lấp phiếu kiếm sát theo mẫu và thể hiện rõ quan điểm của Kiểm sát viên khi nghiên cứu, kiểm sát bản án, quyết định, nếu phát hiện có vi phạm phải đề xuất nội dung kháng nghị, kiến nghị. Đặc biệt, khi phát hiện vi phạm của bản án, quyết định cần nhanh chóng mượn hồ sơ vụ án nghiên cứu, xem xét để xác định mức độ vi phạm đồng thời đề xuất lãnh đạo đơn vị kháng nghị hay không kháng nghị, đảm bảo thời hạn và hình thức kháng nghị theo quy định; nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức được phân công kiểm sát giải quyết án dân sự; tăng cường công tác phối hợp giữa Viện KSND hai cấp để thực hiện tốt công tác kiểm sát bản án, quyết định nhằm kịp thời phát hiện vi phạm và thực hiện kháng nghị phúc thẩm, hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy mà Viện kiểm sát không phát hiện được vi phạm để kháng nghị.
Kết thúc hai chuyên đề các đơn vị Viện KSND cấp huyện cũng đã mạnh dạn phát biểu trình bày, khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát giải quyết án dân sự tại đơn vị mình. Các vướng mắc đều được đại diện lãnh đạo Viện, lãnh đạo Phòng 9 giải đáp đầy đủ tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Hân – Phó Viện trưởng đã chỉ đạo trong thời gian tới các đơn vị trong Viện KSND hai cấp cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2019. Qua đó, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Viện trưởng Viện KSND tối cao về công tác kiểm sát giải quyết án dân sự; Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Viện trưởng Viện KSND tỉnh, các hướng dẫn của Phòng 9 và kế hoạch của các đơn vị đề ra trong năm; Trong quản lý, chỉ đạo điều hành, lãnh đạo các đơn vị cần sắp xếp cán bộ có năng lực làm công tác kiểm sát án dân sự; không để xảy ra tình trạng Kiểm sát viên vắng mặt tài phiên tòa xét xử đối với những vụ, việc Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa theo quy định của pháp luật; cần đẩy mạnh phối hợp với Tòa án để tổ chức các phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm và góp ý xây dựng sau khi phiên tòa kết thúc; đối với các đơn vị chưa có quy chế phối hợp liên ngành tổng thể cần phải xây dựng quy chế liên ngành riêng giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong lĩnh vực giải quyết án dân sự để thực hiện cho tốt. Ngoài ra, cần thường xuyên nghiên cứu, tham khảo các Bản án đã có hiệu lực pháp luật trên Website Tòa án nhân dân tối cao để có thể vận dụng đối với những vụ, việc tương đồng. Cuối cùng, đồng chí yêu cầu trong thời gian tới các đơn vị phải cố gắng hơn nữa, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong công tác kiểm sát án dân sự, góp phần đưa Viện KSND tỉnh phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2019.


Đ/c Nguyễn Quốc Hân – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
 

Đ/c Bùi Văn Thi – Trưởng Phòng 9 phát biểu tại hội nghị

Hội nghị trực tuyến đến 10 điểm cầu trong Viện KSND hai cấp

Tác giả bài viết: Nguyễn Hà

Nguồn tin: VKSND tỉnh Bình Phước

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://vksbinhphuoc.gov.vn/ là vi phạm bản quyền và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
qlvb
hdks
llv
lgo vkstoi cao
Hoàng Kim Panelbanner kiemsat2vks1
tvpl
bvpl
toa an
cong an tinh
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay4,761
  • Tháng hiện tại244,857
  • Tổng lượt truy cập15,992,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây