I/ Đối với công tác chỉ đạo, điều hành:
Lãnh đạo các Viện KSND cấp huyện , thị xã cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác THADS- HC là một trong những khâu công tác quan trọng của ngành Kiểm sát. Từ đó quan tâm đúng mức tới việc bố trí , sắp xếp cán bộ cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ chung.
Cần phân công cụ thể lãnh đạo quản lý, Kiểm sát viên phụ trách bộ phận; Tùy vào nhu cầu công việc có để phân công Kiểm Tra viên, chuyên viên phụ giúp kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ; Xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện công tác kiểm sát cụ thể để chủ động điều tiết các công việc để Kiểm sát viên phụ trách bộ phận hoàn thành công việc được giao;
Cán bộ, KSV làm công tác này cũng cần giữ ổn định, hạn chế luân chuyển để CB, KSV tích lũy được kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ.
II/ Đối với nhiệm vụ công tác kiểm sát THADS-HC cần tập trung vào các nội dung sau:
1.Chú trọng Kiểm sát việc Cơ quan THADS ban hành và thời hạn gửi các quyết định THA cho VKS (theo quy định Điều 38 Luật THADS- (phải gửi trong hạn 3 ngày kể từ ngày ra QĐ); Báo cáo việc lập Phiếu kiểm quyết định THA theo mẫu chung (Lưu ý: Kiểm sát cả về hình thức, nội dung QĐ, thời hạn gửi QĐ, ý kiến đề xuất của KSV và phải có bút tích thể hiện thao tác nghiệp vụ được lưu trong Hồ sơ kiểm sát)
2. Kiểm sát chặt chẽ việc xác minh điều kiện và phân loại vụ,việc THA DS - HC đối với tổng số vụ việc chưa có điều kiện thi hành (Lưu ý: Năm 2017 Vụ 11 VKSNDTC yêu cầu: Trực tiếp Xác minh điều kiện THA, Lập hồ sơ kiểm sát đối với ít nhất từ 5% đối với các việc THA được phân loại không có điều kiện thi hành (Tuy nhiên từng đơn vị có thể đề ra chỉ tiêu cao hơn).
3. Kiểm sát việc Áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế THA (nhất là cưỡng chế có huy động lực lượng); KSV được phân công cần nghiên cứu kỹ hồ sơ, Lập hồ sơ kiểm sát, báo cáo đề xuất theo quy định chung (rút kinh nghiệm vụ cưỡng chế ở Phú Riềng dẫn tới vụ án chống người thi hành công vụ - trong đó: Cơ quan THADS chưa làm đúng trình tư, thủ tục cưỡng chế);
4. Kiểm sát việc thu, quản lý và chi trả tiền THADS (lưu ý: Vấn đề ưu tiên thanh toán tiền THA cần thực hiện nghiêm túc theo quy định chung);
5. Kiểm sát những việc THADS thu hồi tài sản tham nhũng; thu hồi tài sản cho Nhà nước, các huyện thị cần tập trung rà soát lại một số vụ thi hành số tiền lớn còn tồn đọng, kéo dài;
6. Kiểm sát hoạt động THADS liên quan đến người phải THA, người được THA là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù theo Thông tư số 07/2013/TTLN/BTP- BCA-BTC ngày 6/02/2013 và quy định tại Điều 18 Quy chế 810. (Năm 2016 viện KSND tỉnh đã triển khai việc thực hiện tuy nhiên: Chỉ có phòng 11 và VKS Đồng Phú thực hiện. Đề nghị lãnh đạo các huyện, thị lưu ý và phải triển khai trong năm 2017).
7. Đổi mới, nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm sát trực tiếp tại cơ quan THADS: Cần phải tăng số vụ việc nghiên cứu trực tiếp hồ sơ THA trên tổng số vụ việc tại thời điểm kiểm sát vì: tổng vụ việc THADS- HC thụ lý mới trong năm rất nhiều nhưng khi tín hành kiển sát trực tiếp chỉ nghiên cứu được rất ít.
8.Quan tâm Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động THADS; Tuy nhiên năm 2017 cần chú trọng tập trung kiểm sát chặt chẽ việc Toà án gửi bản án, quyết định cho Cơ quan THADS và việc thẩm định giá và bán đấu giá tài sản;
9. Phối hợp với Cơ quan THA giải quyết các vụ việc THA tồn đọng, kéo dài của hai cấp. Hiện tại P11 đã có danh sách các vụ việc THA trọng điểm của các huyện thị, sẽ cung cấp cho các đồng chí để theo dõi phối hợp thực hiện.
10. Phối hợp giải quyết các vụ việc Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành: Theo công văn số 1493 ngày 14/5/2013 của vụ 10 thông báo ý kiến của liên ngành TW thông nhất giao cho Viện kiểm sát chủ trì họp liên ngành Tòa án VKS,THA cùng cấp để xác định chính xác những vụ Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết:
Chú ý sử dụng sử dụng hết các nhiệm vụ quyền hạn của VKS theo quy định của Luật Tổ chức VKSND khi thực hiện kiểm sát THADS: Điều 28 Luật tổ chức VKSND: VKS có 9 nhiệm vụ quyền hạn khi KS THADS-HC.
Trong đó có Chú ý quyền yêu cầu TA, Cơ quan THA tự kiểm tra, báo cáo kết quả cho VKS chúng ta rất ít thực hiện;
11.Các Đ/c Viện trưởng cấp huyện, thị lưu ý đến công tác Kiểm sát nơi nào có mở Văn phòng Thừa phát lại thì phải kiểm sát
12.Về Kiểm sát việc yêu cầu, đôn đốc thi hành bản án, quyết định hành chính - Điều 7 Quy chế 810
-Khoản 3 Điều 244 Luật tố tụng HC: Người phải THA hành chính mà không thi hành bản án QĐ của TA thì người được THA có quyền gửi đơn yêu cầu Cơ quan THADS đôn đốc thi hành BA,QĐ của TA.
Điều 248 Luật TTHC: KS việc tuân theo PL của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành BA,QĐ của TA của TA
13. Về lập hồ sơ kiểm sát:
Điều 40 Quy chế 255 trước đây và Điều 29 Quy chế 810: có 10 trường hợp phải lập hồ sơ Kiểm sát. Lưu ý so với quy định cũ có khác: QC 255 quy định lập hồ sơ uỷ thác thì nay thay thế phải lập hồ sơ việc chưa có điều kiện THA.
14. Về mở sổ THA: Quy định tại Điều 29 QC 810: phải mở cho đủ; cuối năm kiểm tra nơi nào không mở đủ phải chịu trách nhiệm.
15. Tăng cường phối hợp tốt với Cơ quan THADS, TA trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
16. Giao cho phòng 11 tham mưu cho lãnh đạo viện trong việc: chỉ đạo, ,kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, trả lời thỉnh thị của VKS các huyện thị.
Trên đây là kết luận của đồng chí ĐoànVăn Bắc – PhóViện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Phước tại Hội nghị tập huấn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Websit Viện KSND tỉnh Bình Phước tổng hợp để các đơn vị tổ chức thực hiện.