1. Tuyên truyền và phổ biến Luật
a) Bộ Công an chủ trì tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân, cán bộ, công chức và nhân dân.
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ cơ quan, đơn vị làm công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện công tác thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý, chuyên môn, trực tiếp thực hiện công tác thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại.
d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối họp với Bộ Công an tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
e) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung của Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong ngành mình.
g) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho các hội viên và quần chúng nhân dân.
h) Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản quy định chi tiết thi hành bằng hình thức phù hợp với từng đối tượng, điều kiện, tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thời gian thực hiện: Năm 2019 và các năm tiếp theo.
2. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thi hành án hình sự để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về thi hành án hình sự, gửi kết quả rà soát về Bộ Công an trong tháng 11 năm 2019 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian hoàn thành: Tháng 11 năm 2019.
3. Xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng 07 nghị định của Chính phủ, 02 thông tư liên tịch, 04 thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao xây dựng 04 thông tư liên tịch (Phụ lục kèm theo).
- Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an xây dựng các nghị định do Bộ Công an chủ trì và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; chủ trì xây dựng 04 thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Phụ lục kèm theo).
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công an xây dựng các nghị định hướng dẫn về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan liên quan và Ủy bân nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập dự toán bố trí phân bổ ngân sách triển khai thi hành Luật theo Kế hoạch này.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan xây dựng 04 thông tư liên tịch (Phụ lục kèm theo).
7. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.
Quốc Hân
(Giới thiệu)
Tác giả bài viết: Quốc Hân
Nguồn tin: www.vksndtc.gov.vn
Ý kiến bạn đọc