Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Tuy nhiên, cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn là không khai báo.
Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có Luật sư, người đại diện là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: Có phải giữ im lặng là gỡ tội?
Mấy ngày qua, các báo, đài liên tục đưa tin về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hoa hậu P.Nga, vụ án đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận; đặc biệt là giới Luật sư, sinh viên, người đang theo học hoặc nghiên cứu về Luật vì bị cáo P.Nga đã thể hiện “quyền im lặng” trong suốt qua trình xét hỏi tại phiên tòa.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Điểm mới của BLTTHS năm 2015 là tại Điều 59, 60, 61 quy định rằng: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”
Như vậy, trong vụ án này, Nga đã chọn cách không đưa ra lời khai chống lại chính mình bằng việc chọn quyền im lặng khi được HĐXX và Kiểm sát viên hỏi tại phiên tòa. Tuy nhiên việc im lặng này có thật sự có lợi cho bị cáo không?
Nhiều ý kiến cho rằng việc im lặng tại phiên tòa của Bị cáo là sai lầm, vì đây là cơ hội để bị cáo có thể trình bày cho HĐXX hiểu và làm rõ được những thiếu sót, sai phạm trong quá trình điều tra vụ án, nếu có… Việc im lặng của bị cáo sẽ dẫn đến hệ quả phát sinh liên quan đến người bị hại, người bào chữa, cùng những người liên quan khác theo Điều 309 BLTTHS: “Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án”
Bộ luật Dân sự năm 2015: Im lặng chưa chắc có nghĩa là đồng ý
Tại Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng quy định như sau:
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Như vậy, nếu các bên thỏa thuận là khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng thì sự im lặng được coi như sự trả lời chấp thuận giao kết.
Ngoài ra, tại Điều 400 về thời điểm giao kết hợp đồng cũng quy định như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Như vậy, khi đã thỏa thuận rằng sự im lặng có nghĩa là đồng ý, thì cứ hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị không có ý kiến gì thì hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực. Vấn đề này hiện nay không còn lạ, mà nó xảy ra hằng ngày qua các giao dịch giữa các pháp nhân, các cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các bên cũng thỏa thuận im lặng có giá trị như một sự chấp nhận hợp đồng. Đa số các giao dịch không có thỏa thuận như vậy.
Tóm lại, thực tế thấy rằng “im lặng” trong quan hệ dân sự và tố tụng hình sự nêu trên đều không có nghĩa là đồng ý, mà đó chỉ là một cách biểu thị ý chí của người tham gia giao kết hợp đồng hoặc của bị cáo về vụ việc liên quan. Có thể là đồng ý, có thể là từ chối, thậm chí là thể hiện sự không đồng ý.
Tác giả bài viết: kiemsat.vn
Ý kiến bạn đọc