Những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện quyền được xem biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Thứ năm - 17/09/2020 13:46- Quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận
Tại khoản 1 Điều 166 Luật TTHC 2015 quy định: Biên bản phiên tòa gồm có các nội dung, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; việc tiến hành xét xử công khai hay xử kín; tên địa chỉ của người tham gia tố tụng; nội dung của việc khởi kiện; họ tên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên; mọi diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thức phiên tòa; các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa; các nội dung khác phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định của Luật TTHC. Trong đó các nội dung khác cần được ghi vào biên bản phiên tòa như các vi phạm nội quy phiên tòa, các hình thức xử lý vi phạm, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, những người vắng mặt tại phiên tòa, kết luận của giám định viên…
Kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên tòa[2]. Nếu phát hiện, thư ký ghi biên bản phiên tòa ghi những nội dung chưa đúng với quá trình giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì KSV có quyền yêu cầu thư ký ghi biên bản phiên tòa ghi sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận vào những phần ghi sửa đổi bổ sụng đó. Luật TTHC 2015 quy định như vậy là hết sức chặt chẽ và rõ ràng để loại bỏ trường hợp thư ký ghi biên bản phiên tòa cố tình ghi sai các nội dụng của phiên tòa từ đó dẫn đến việc ban hành bản án không khách quan, vô tư và không đúng quy định của pháp luật.
- Những khó khăn, bất cập khi thực hiện quyền được xem biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Thứ hai: Luật TTHC năm 2015và thông tư liên tịch số 03 chưa có quy định: “Ngay sau khi thực hiện quyền được xem biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải lập biên bản kiểm tra biên bản phiên tòa”. Nên nhiều trường hợp Kiểm sát viên không phát hiện vi phạm thì không ký vào biên bản phiên tòa được dẫn đến sau khi kiểm tra xong có sự thay đổi biên bản phiên tòa mà Kiểm sát viên không biết được.
Thứ ba: Kiểm sát viên là người kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Ghi biên bản phiên tòa[3] là nhiệm vụ của Thư ký phiên tòa, Sau khi kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử phải kiểm tra biên bản phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa và Thư ký ký vào biên bản phiên tòa. Như vậy, Luật TTHC năm 2015 quy định: Kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên tòa là không đúng với Hiến pháp năm 2013, không đúng với Luật tổ chức VKSND năm 2014 và không đúng khoản 3 Điều 25 Luật TTHC năm 2015 về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Khi được phân công kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính, Kiểm sát viên không những có quyền xem mà phải có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa và xem xét việc tuân theo pháp luật tố tụng hành chính trong việc ghi biên bản phiên tòa và xem xét việc Hội đồng xét xử có thực hiện việc kiểm tra biên bản phiên tòa của Thư ký có thực hiện đúng diễn biên phiên tòa hay không. Như vậy, khoản 4 Điều 166 Luật TTHC năm 2015 chỉ quy định kiểm sát viên có quyền xem biên bản phiên tòa mà không quy định Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa là mâu thuẫn với chính Điều 25 Luật TTHC, Luật tổ chức VKSND năm 2014, Hiến pháp năm 2013.
- Giải pháp kiến nghị hoàn thiện để bảo đảm quyền được kiểm tra biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
“Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên có quyền kiểm tra biên bản phiên tòa, ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. Yêu cầu của Kiểm sát viên phải được thực hiện ngay và Kiểm sát viên ký xác nhận những nội dung sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 166 Luật TTHC và lập biên bản kiểm tra biên bản phiên tòa để Thẩm phán chủ tọa ký vào biên bản kiểm tra”.
Thứ hai: Kiến nghị VKSNDTC ban hành biểu mẫu về biên bản kiểm tra biên bản phiên tòa để VKS địa phương thực hiện cho thống nhất.
Thứ ba: Thường xuyên thông báo rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền được xem biên bản phiên tòa để Kiểm sát viện học tập và rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền kiểm tra biên bản phiên tòa.
Nguồn tin: VKSND huyện Chơn Thành
Những tin mới hơn
- Chuyên đề nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ kiểm sát và kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hình sự của cơ quan điều tra (18/12/2020)
- Chuyên đề nâng cao chất lượng truy tố (18/12/2020)
- Chuyên đề kỹ năng tăng cường trách nhiệm Công tố trong Khởi tố, Điều tra và Truy tố (29/11/2020)
- Bảo đảm quyền của người bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (13/11/2020)
Những tin cũ hơn
- MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI KIỂM SÁT VIÊN, THẨM PHÁN KHI GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM. (21/08/2020)
- BÀN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 3 ĐIỀU 29 BLHS NĂM 2015 (31/07/2020)
- Bàn về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công chứng, chứng thực (30/03/2020)
- XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÀI SẢN BỊ CHIẾM ĐOẠT NHƯ THẾ NÀO (13/03/2020)
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Giáo trình Luật tố tụng hình sự năm 2020 đại học luật Huế) (09/03/2020)
- Một số ý kiến từ thực tiễn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và xét xử tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (02/03/2020)
- Vướng mắc khi xử lý hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc (02/01/2020)
- Bàn về tội hủy hoại tài sản là di vật, cổ vật (25/12/2019)
- Vướng mắc trong áp dụng quy định đương nhiên xóa án tích (14/11/2019)
- Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra (11/11/2019)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc