(Luận án Tiến sĩ)Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Thứ năm - 03/10/2019 20:49
|
Trong thời gian gần đây loại tội phạm giết người gia tăng về số lượng, tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi. Trước diễn biến đó, ngành Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đã có nhiều cố gắng nâng cao trách nhiệm trong hoạt động Thực hành quyền công tố (THQCT) các vụ án hình sự nói chung, các tội giết người nói riêng, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ pháp luật, về nhận thức THQCT trong điều tra các tội giết người của một số cán bộ, Kiểm sát viên (KSV) và đặc biệt là nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Từ nhận thức pháp luật khác nhau, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết án dẫn đến việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tố tụng ở từng lúc, từng nơi có sự khác nhau trong việc tìm ra đâu là ranh giới giữa tội “giết người” với các tội: “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”… làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác. Xuất phát từ thực tế nêu trên cho thấy việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người là cần thiết. Với lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ lý luận và thực tiễn về công tác THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài, xác định nội dung cần tiếp tục nghiên cứu; Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, nội dung của THQCT trong điều tra các vụ án về tội giết người; lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về THQCT trong điều tra các vụ án về tội giết người; Xây dựng những lý luận cơ bản về các tội giết người và hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người theo quy định; khảo sát thực trạng hoạt động của VKSND về THQCT trong điều tra các vụ án giết người thời gian qua. Tìm ra nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục; Đề xuất các giải pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một là, Quan điểm của Đảng, nhà nước về chức năng THQCT của VKSND về các tội giết người; hệ thống pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực THQCT của VKSND đối với tội giết người; vấn đề về THQCT của VKSND; nội dung, phương pháp thực hành chức năng THQCT. Quy định của pháp luật Việt Nam về các khái niệm có liên quan.
- Hai là, các công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết của các nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước.
- Ba là, diễn biến tình hình về các tội giết người, tổ chức lực lượng của VKSND trong việc thực hiện chức năng THQCT đối với các tội giết người; đánh giá kết quả thực hiện.
- Bốn là, đề xuất các biện pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: THQCT của VKSND trong điều tra các tội giết người.
- Về không gian và thời gian nghiên cứu: THQCT trong điều tra các tội giết người của Vụ THQCT và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2) -VKSNDTC, Phòng THQCT và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội (Phòng 1 hoặc 2) –VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện trên cả nước được nghiên cứu trong phạm vi 10 năm từ 2009 đến hết năm 2018.
- Giới hạn về giai đoạn tố tụng: trong điều tra các tội giết người.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước THQCT trong điều tra các vụ án về tội giết người.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan; phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh và dự báo được sử dụng để thống kê và phân tích tài liệu, báo cáo tổng kết, hồ sơ vụ án các tội giết người trong thực tiễn; phương pháp nghiên cứu điển hình và hỏi ý kiến chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về THQCT trong điều tra các tội giết người; xây dựng những khái niệm, nội dung, phương pháp cơ bản về THQCT trong điều tra các vụ án về tội giết người; phân tích làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của các tội giết người.
- Phân tích được thực trạng quy định của pháp luật về THQCT trong điều tra các tội giết người. Khảo sát, thống kê, đánh giá tình hình và tập trung nghiên cứu sâu một số hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người giai đoạn 2009 đến hết năm 2018. Qua đó, phân tích, rút ra những kết quả đã đạt được, đồng thời làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Để có phương hướng nâng cao hiệu quả THQCT trong điều tra các vụ án về tội giết người; đề xuất các giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học Hình sự và tố tụng hình sự và khoa học pháp lý chuyên ngành Kiểm sát; thống nhất nhận thức về THQCT trong điều tra các tội giết người; phân định rõ nhiệm vụ giữa THQCT với hoạt động kiểm sát điều tra trong các vụ án về các tội giết người góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra (CQĐT) và VKSND trong công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm giết người.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ kiểm sát; là nguồn tài liệu giúp CQĐT và VKSND tham khảo xây dựng quy chế phối hợp; cung cấp cho các KSV kiến thức cơ bản, thao tác nghiệp vụ THQCT trong điều tra các tội giết người; là tài liệu phục vụ để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (BLHS) và Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật TTHS Việt Nam
Chương 3: Thực trạng hoạt động THQCT trong điều tra các tội giết người theo pháp luật TTHS Việt Nam
Chương 4: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong điều tra các tội giết người
Liên hệ ban quản trị Website để nhận bản đầy đủ
Nguồn tin: VKSND tỉnh Bình Phước
Những tin mới hơn
- Vướng mắc khi xử lý hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc (02/01/2020)
- Một số ý kiến từ thực tiễn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và xét xử tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (02/03/2020)
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam (Giáo trình Luật tố tụng hình sự năm 2020 đại học luật Huế) (09/03/2020)
- XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÀI SẢN BỊ CHIẾM ĐOẠT NHƯ THẾ NÀO (13/03/2020)
- Bàn về tội hủy hoại tài sản là di vật, cổ vật (25/12/2019)
- Vướng mắc trong áp dụng quy định đương nhiên xóa án tích (14/11/2019)
- Nhiệm vụ quản lý, theo dõi, giải quyết các vụ, việc về hình sự tạm đình chỉ (21/10/2019)
- Tăng cường trách nhiệm trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra (21/10/2019)
- Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra (11/11/2019)
- Bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Luận văn Thạc Sĩ) (16/10/2019)
Những tin cũ hơn
- Bàn về thực hiện số hóa hồ sơ vụ án hính sự (03/09/2019)
- Một số giải pháp để triển khai thực hiện quy định về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn truy tố (14/08/2019)
- Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả bản yêu cầu điều tra khi thực hành quyền công tố trong điều tra vụ án hình sự” của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước (25/06/2019)
- Quy định về niêm phong và mở niêm phong vật chứng: Còn nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện (06/05/2019)
- Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự VN từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ) (02/05/2019)
- Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Luận văn thạc sĩ) (02/05/2019)
- Khó khăn, vướng mắc bất cập khi áp dụng biện pháp cưỡng chế theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (23/04/2019)
- Hoàn thiện các quy định xử lý tội phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm (23/04/2019)
- Các yếu tố tác động đến hoạt động THQCT trong điều tra tội giết người (18/04/2019)
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm bản án Dân sự, Hôn nhân gia đình, hành chính sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước (18/04/2019)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc