Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
Thứ tư - 28/06/2017 08:30
Ảnh minh họa
Nắm vững và thực hiện nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của ngành. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc nắm vững và thực hiện nghiêm túc chức năng của ngành là một yêu cầu bắt buộc của mỗi cán bộ, kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ của ngành.
Xây dựng và giữ vững mối quan hệ liên ngành. Qua thực tiễn công tác cho thấy, quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan, đơn vị liên quan đặc biệt là giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là rất cấn thiết, không chỉ nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp mà còn phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm đặc biệt khắc phục phần nào tình trạng quyền anh quyền tôi, việc ai nấy làm. Nơi nào vận dụng tốt mối quan hệ phối hợp liên ngành sẽ đạt được kết quả cao trong quá trình xử lý các vụ án tránh oan sai, hạn chế việc bỏ lọt. Vì sự phối kết hợp ngay từ đầu của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét đánh giá chứng cứ, hạn chế rất nhiều việc trả điều tra bổ sung hoặc từ chối phê chuẩn các thủ tục tố tụng…
Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Viện trưởng và tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm sát viên. Ngoài việc chỉ đạo công tác THQCT-KSĐT, Viện trưởng cần phải trực tiếp tham gia chỉ đạo vào nhiều hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp như: Tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường những vụ việc phức tạp, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, lấy lời khai các đối tượng trong những vụ phức tạp khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ, chứng cứ mâu thuẫn… để từ đó cùng với CQĐT có những quyết định chính xác , kịp thời trong việc xử lý vụ việc, trong việc quyết định ký phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn…
Đối với Kiểm sát viên cũng cần phải xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của mình để nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính năng động, chủ động của KVS trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Công tác tổ chức cán bộ: Nhìn nhận và phân công bố trí đúng vị trí sẽ phát huy được năng lực sở trường của cán bộ, đồng thời tận dụng được khả năng của họ, khích lệ họ trong công việc.
Vì vậy, để làm tốt khâu công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự ở cấp huyện trước hết Lãnh đạo nên cân nhắc quyết định bố trí KSV cho phù hợp và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ người KSV ấy ngoài việc phải nắm vững chức năng nhiệm vụ của ngành thì còn cần phải nắm vững các qui định của pháp luật, và phải vận dụng tốt mối quan hệ liên ngành thì sẽ hạn chế án trả điều tra bổ sung tránh được oan sai và hạn chế việc bỏ lọt./.
Nguồn tin: kiemsat.vn
Những tin mới hơn
- Hướng dẫn về hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính (04/04/2019)
- Kế hoạch tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2019 (10/07/2019)
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (26/08/2019)
- Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (16/09/2019)
- 28 tội danh người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS (20/07/2017)
- 07 trường hợp Viện kiểm sát bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (20/07/2017)
- Kỹ năng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (30/06/2017)
- Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND (03/07/2017)
- Thêm 01 cấp Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện (18/07/2017)
- Vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm thực trạng và một số giải pháp (30/06/2017)
Những tin cũ hơn
- BLTTDS năm 2015 bổ sung 03 loại nguồn chứng cứ mới (28/06/2017)
- Hiểu thế nào về “im lặng” trong hình sự, dân sự? (28/06/2017)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc