Hướng dẫn về hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính
Thứ năm - 04/04/2019 15:58Trường hợp người khởi kiện nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kèm theo đơn khởi kiện; hoặc đơn khởi kiện đã được Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thụ lý và lên lịch hòa giải, đối thoại mà người khởi kiện có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì xử lý như thế nào?
Trường hợp người khởi kiện nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, để đảm bảo thực hiện các quyền của đương sự về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng tài sản hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án thì Tòa án phải xem xét thụ lý vụ án và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự mà không chuyển vụ việc cho Trung tâm hoà giải, đối thoại tại Tòa án.
Trường hợp đơn khởi kiện đã được Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thụ lý và lên lịch hòa giải, đối thoại mà người khởi kiện có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chuyển ngay vụ việc cho Tòa án để xem xét thụ lý vụ án và giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự.
Trường hợp lập biên bản hòa giải thành và các bên cùng ký đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành nhưng trong quá trình Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu, một bên không đến thì Tòa án có thể ban hành quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không?
Khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”
Căn cứ quy định nêu trên, nếu người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Trường hợp người khác (người không yêu cầu) vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
Nguồn tin: Web VKSTC
Những tin mới hơn
- Quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (23/09/2019)
- Hướng dẫn tiếp xúc, cung cấp, phản hồi thông tin cho báo chí và thực hiện quảng cáo trên báo chí (06/01/2020)
- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Kiểm sát nhân dân (22/01/2020)
- kế hoạch phổ biến pháp luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XIV và tăng cường phổ biến pháp luật dịp tết canh tý năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước (07/02/2020)
- Tòa án nhân dân tối cao công bố 3 án lệ (23/09/2019)
- Chỉ thị 10/CT-TTG của thủ tướng chính phủ (20/09/2019)
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2019 (26/08/2019)
- Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (16/09/2019)
- Luật An ninh mạng 2018 (17/09/2019)
- Kế hoạch tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp ngành Kiểm sát năm 2019 (10/07/2019)
Những tin cũ hơn
- 28 tội danh người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS (20/07/2017)
- 07 trường hợp Viện kiểm sát bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (20/07/2017)
- Thêm 01 cấp Tòa án có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện (18/07/2017)
- Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND (03/07/2017)
- Kỹ năng luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (30/06/2017)
- Vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giải quyết tin báo, tố giác tội phạm thực trạng và một số giải pháp (30/06/2017)
- Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự (28/06/2017)
- BLTTDS năm 2015 bổ sung 03 loại nguồn chứng cứ mới (28/06/2017)
- Hiểu thế nào về “im lặng” trong hình sự, dân sự? (28/06/2017)
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc